Gỗ Laminate là gì? Đặc điểm và ứng dụng của gỗ Laminate
Hiện nay khi mà gỗ tự nhiên ngày càng một khan hiếm và trở nên đắt đỏ thì yêu cầu đặt ra là cần có loại gỗ thay thế được gỗ tự nhiên. Tuy nhiên để có loại gỗ tập hợp được những ưu điểm của gỗ tự nhiên không phải dễ dàng cả về kiểu dáng và chất lượng gỗ. Tuy nhiên. gỗ Laminate ra đời như sản phẩm thay thế tuyệt vời cho gỗ tự nhiên. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, ưu điểm của gỗ Laminate để hiểu hơn về loại gỗ này nhé!
Gỗ Laminate là gì?
Gỗ Laminate hay còn được gọi là “Formica” và có tên khoa học là High-pressure laminate (HPL). Loại gỗ này với nhiều tính năng ưu việt vì vậy chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như: kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…
Loại gỗ này thực chất là 1 loại bề mặt và chúng được dán lên code gỗ công nghiệp để hoàn thiện hơn về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ.
Ngày nay, ngoài dòng Laminate thông thường người ta còn phát triển thêm nhiều nhiều dòng Laminate với các tính năng chuyên dụng đa dạng khác và không chỉ có Formica mà rất nhiều nhãn hiệu Laminate nổi tiếng khác trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng như Wilsonart, Arborite, …
Cấu tạo gỗ Laminate? Gỗ Laminate có tốt không?
Laminate được chế tạo theo công nghệ HPL gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) chúng liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine (melamine resin) trải qua quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao. Cấu tạo của laminate gần giống với cấu tạo của Melamine nên cũng mang rất nhiều đặc tính nổi bật như melamine.
Lớp Overlay
Lớp Overlay bên ngoài là một dạng keo trong suốt tác dụng tạo sự ổn định và độ cứng cho bề mặt gỗ. Vì vậy, mà loại gỗ công nghiệp Laminate này chống nước, chống xước ,chống va đập, chống phai màu và đặc biệt là chịu nhiệt khá tốt. Bên cạnh đó, lớp Overlay bên ngoài còn có tác dụng chống mối mọt và vi khuẩn khá tốt, chống tác động của hóa chất và dễ lau chùi.
Lớp Decorative Paper
Bên cạnh lớp Overlay tựa như lớp bên ngoài để bảo vệ thì lớp Decorative Paper có các mẫu màu và thiết kế mẫu hoa văn trên máy tính sau đó được in ra loại phim đặc biệt này. Dưới tác động của nhiệt độ cao (trên 220 độ C) lớp Overlay bên ngoài bám chặt vào lớp giấy phim. Từ đó có thể giúp cho gỗ Laminate luôn bền màu theo thời gian.
Lớp Kraft Paper
Đặc biệt, khi nhắc đến gỗ Laminate chúng ta không thể không nhắc đến lớp Kraft Paper, nó chính là yếu tố quyết định đến độ dày mỏng của gỗ Laminate bởi số lượng của lớp giấy này. Lớp giấy thường có màu nâu hoặc nâu xám và được ép chặt với nhau dưới tác động của nhiệt độ cao. Đặc điểm nổi bật của loại giấy này cực dai và bền.
Kích thước tiêu chuẩn cho một tấm Laminate là 1220 x 2440 mm, độ dày 0.6~0,8 mm còn đối với tấm loại thường và dày 0.5mm với tấm post-forming (Laminate có thể uốn cong). Bề mặt sản phẩm có nhiểu loại: mặt mờ (matt), mịn (satin), xước, vân nổi, sần, gương bóng…
Ưu và nhược điểm của gỗ Laminate
Ưu điểm của gỗ
- Màu sắc gỗ phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng, đồng đều,…từ đó người tiêu dùng có thể thỏa sức lựa chọn.
- Mặt gỗ Laminate khó trầy xước, chống va đập và chống được lửa tốt, giúp cho các sản phẩm nội thất luôn giữ được vẻ đẹp theo thời gian.
- Khả năng uốn cong tốt có thể tạo dáng theo yêu cầu của nội thất, mang đến sự đa dạng cho sản phẩm đa dạng về kiểu dáng tự hiện đại đến lạ mắt.
- Khả năng chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất tốt,…dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh.
- Laminate dễ dàng vệ sinh, dễ lau chùi. Đây chính là ưu điểm thu hút sự quan tâm của các bà nội trợ trong gia đình bởi họ có thể tiết kiệm được nhiều thời gian khi sử dụng sản phẩm làm từ Laminate.
- Gỗ Laminate có thể khắc phục tốt được các nhược điểm của gỗ tự nhiên như: chống được mối mọt xâm nhập, hạn chế được các tình trạng co ngót – cong vênh.
- Đặc biệt Laminate thân thiện với môi trường và an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng.
Nhược điểm của gỗ
Để sử dụng được thì gỗ công nghiệp Laminate thì phải được dán trên các loại gỗ khác như gỗ MDF hay gỗ Ván dăm. Bởi vậy chất lượng các sản phẩm gỗ này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật dán và chất liệu keo dán.
Lời khuyên đưa ra là với những sản phẩm phải tiếp xúc nhiều với nước tốt nhất là dùng loại cốt MDF xanh chống ẩm và viền được dán kín bằng các loại nẹp bo không thấm nước.
Ứng dụng của gỗ Laminate trong cuộc sống
Hiện nay, gỗ Laminate được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực nội thất. Với đặc tính ổn định, giữ màu rất tốt, không nứt nẻ hay thấm nước thì gỗ Laminate được dùng làm nguyên liệu cho nhiều sản phẩm từ tủ bếp, bàn ghế, giường ngủ, kệ ti vi,…
Bên cạnh đó những màu sắc khác của gỗ cũng rất được ưu chuộng đó là:
Laminate vân đá, vân gỗ rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay bởi vì chúng tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng cho người dùng. Đặc biệt, bề mặt của loại nguyên liệu này có độ nhám, sần sùi như gỗ, đá tự nhiên giúp không gian căn phòng có xu hướng thoáng đãng hơn. Nhà ở, văn phòng, khách sạn hay công trình công cộng thường sử dụng loại gỗ này.
Đối với Laminate màu trơn thường được dùng để ốp tường, quầy kệ.
Sàn gỗ Laminate
Sàn nhà bằng “gỗ” sử dụng chất liệu Laminate ngày càng nhiều bởi Laminate rẻ hơn, bền hơn, chịu lực va đập, chịu nước…tốt hơn sàn gỗ tự nhiên rất nhiều. Bên cạnh đó, có thể sử dụng Laminate làm sàn nhà cho các không gian khác như nhà thi đấu, nhà luyện tập thể thao,…
Một ứng dụng khác của Laminate là sử dụng trong các sân chơi bowling bởi những đặc trưng của Laminate rất thích hợp như có độ cứng, chắc, chống trầy,…từ đó cho bạn một đường bóng chính xác hơn, tạo hứng thú cho người chơi.
Gỗ Laminate làm nội thất
Ứng dụng quan trọng nhất của Laminate đó là làm nội thất của các du thuyền bởi tính năng chống nước, chống mối mọt, chống muối cũng như độ bền và tính dễ bảo dưỡng của nó rất thích hợp để sử dụng. Yếu tố này giúp du thuyền có tính an toàn cao hơn cho người sử dụng.
Bởi vậy, gỗ Laminate là một sự thay thế không tồi cho các sản phẩm gỗ tự nhiên – loại nguyên liệu đang ngày một khan hiếm trên thị trường hiện nay.