Gỗ MFC là gì? Đặc tính và cấu tạo của gỗ MFC
Gỗ MFC được biết đến là dòng cốt gỗ công nghiệp được sử dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực gia công nội thất hiện đại, nội thất văn phòng, nội nhà ở, nhà hàng,…Theo số liệu thống kê, hiện nay có đến 80{13fe3b1417334148fea533128ac1d24a1e2711f1c65b8489e0b71901512f4f82} đồ gỗ nội thất được sản xuất mỗi năm sử dụng loại cốt gỗ này.
Gỗ MFC là gì?
MFC là viết tắt của Melamine Faced Chipboard. Đây là loại ván gỗ dăm có phủ nhựa Melamine. Để sản xuất loại gỗ MFC này một số nơi có những cây gỗ chuyên để sản xuất. Các loại cây chủ yếu là cây ngắn ngày, sau khi thu hoạch người ra băm nhỏ cây gỗ này và sử dụng kết hợp với một số loại keo, ép với tọa độ dày. Điều này khẳng định rằng loại gỗ này không sử dụng các loại gỗ tạp hay phế phẩm như nhiều người vẫn lầm tưởng. Bề mặt gỗ thường sử dụng nhựa PVC tráng lên hoặc có thể sử dụng một số giấy in vân gỗ giả sau đó tráng bề mặt nhẵn để hoàn thiện. Việc này giúp cho bề mặt được láng mịn đảm bảo tính thẩm mỹ, chống ẩm và hạn chế trầy xước.
Đặc tính và cấu tạo của gỗ MFC
Như đã nói ở trên người ta thường sử dụng những loại gỗ chuyên dụng để sản xuất nên không có chuyện sử dụng gỗ tạp hay phế phẩm có chất lượng thấp. Những loại gỗ dăm này đều trải qua quá trình xử lý gỗ, tẩm sấy nghiêm ngặt. Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn những tác nhân gây mối mọt, sâu bệnh và nấm mốc cho gỗ. Bề mặt của gỗ cũng được xử lý theo quy trình công nghệ hiện đại. Càng ngày bề mặt của gỗ MFC càng được xử lý chuyên nghiệp. Nó không chỉ đảm bảo yếu tố kỹ thuật mà còn nâng cao tính thẩm mỹ của gỗ phù hợp với những không gian hiện đại.
Đây cũng là loại gỗ công nghiệp phong phú về màu sắc và kiểu dáng nhất hiện nay. Riêng về bảng màu có đến 80 màu trơn khác nhau và các màu có vân gỗ, giả đá,… Mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.
Không chỉ có tính thẩm mỹ ngày càng nâng cao, công nghệ xử lý gỗ hiện đại còn cho phép chất lượng gỗ ngày càng nâng cao từ đó tăng tuổi thọ của gỗ. Đặc biệt là khả năng thích nghi với những biến đổi của thời tiết môi trường hiện nay. Hiện nay, theo ghi nhận thì các tấm MFC có tuổi thọ lên đến 15 năm. Thậm chí được sử dụng và bảo quản tốt tuổi thọ còn có thể nhiều hơn.
Phân loại gỗ MFC
Gỗ MFC loại thường
Gỗ MFC loại thường có đến 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì và các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại… Tất cả những loại gỗ này đều được xử lý như gỗ thật.
Mời quý khách hàng tham khảo kích thước và độ dày ván MFC như sau:
Size nhỏ: | 1.220 x 2.440 x (9 – 50)mm |
Size trung: | 1.530 x 2.440 x (18/25/30)mm |
Size lớn: | 1.830 x 2.440 x (12/18/25/30)mm |
Tùy theo nhu cầu sử dụng quý khách hàng có thể phủ Melamine trên MDF từ 4,5mm đến 50mm một mặt hay hai mặt.
Gỗ MFC chống ẩm
Khác với loại MFC thường, MFC chống ẩm có lõi xanh V313 và có đủ 80 màu như MFC thường
Đối với những không gian ẩm, thường xuyên tiếp xúc với nước như: tủ bếp, tủ toilet, vách ngăn nhà vệ sinh, phòng thí nghiệm tạo các trường học, bệnh viện, nơi ẩm thấp,… Đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam nơi có khí hậu nóng ẩm, nồm được khuyến cáo nên sử dụng loại gỗ MFC chống ẩm này.
Phổ biến nhất, MFC chống ẩm được sử dụng để làm tủ bếp và vách ngăn toilet.
Để giúp quý khách phân biệt được loại gỗ thường và loại chống ẩm, có thể thấy MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường từ 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng gỗ khoảng 740 đến 760 kg/m³.
So sánh gỗ MFC với MDF
Gỗ công nghiệp MDF và MFC đều được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực nội thất như giường, tủ quần áo, kệ tivi, tủ bếp… Các loại gỗ công nghiệp này cho ra các sản phẩm theo phong cách hiện đại, trẻ trung và sang trọng đang là xu thế được người tiêu dùng hướng đến nhất hiện nay.
Bề mặt gỗ công nghiệp MDF mịn và kín bởi do gỗ nghiền thành bột nên cảm giác khó bị ngấm nước hơn. Song đối với những cánh tủ quá to và dài có kích thước lớn thì không nên dùng bằng gỗ MDF. Loại gỗ này rất dễ bị cong vênh bởi sự chịu lực thẳng đứng của MDF không được tốt như MFC.
(Hãy tưởng tượng gỗ MDF như những lớp giấy mỏng được ghép với nhau bằng keo dán nên tờ giấy càng to và cao dựng thẳng đứng thì nó sẽ dễ dàng bị dẹo xuống)
Ứng dụng gỗ MFC
Hiện nay, gỗ MFC có ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất nhà ở, văn phòng,… Chiếm đến hơn 80{13fe3b1417334148fea533128ac1d24a1e2711f1c65b8489e0b71901512f4f82} đồ gỗ công nghiệp được sản xuất mỗi năm trên thị trường. Uu điểm về giá cả và màu sắc đa dạng, hợp lí là lợi thế giúp loại gỗ này ngày càng phát triển. Có thể kể đến một số đồ nội thất nhà ở được làm bằng MFC như: tủ áo, giường ngủ, tủ bếp, cửa gỗ vv,…
Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ cho đồ nội thất gia đình, các sản phẩm đều được sử dụng cốt MFC kết hợp với vật liệu bề mặt như Veneer, Laminate hoặc phủ sơn.
Ngoài ra, ván MFC rất khá linh hoạt với các không gian lắp đặt khác nhau. Như những không gian trong nhà ít phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thì người ta dùng MFC tiêu chuẩn để tiết kiệm chi phí. Còn đối với khu vực có mật độ sử dụng cao hơn hoặc khu vực ẩm ướt loại MFC chống ẩm sẽ giúp bảo vệ tuổi thọ sản phẩm lâu hơn, an toàn hơn với người sử dụng.
Với sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật, gỗ MFC được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Được nhiều tổ chức khuyên dùng bởi tính thân thiện với môi trường. Loại gỗ MFC sẽ góp phần giải quyết sự thiếu hụt của gỗ tự nhiên trong thời gian tới.
Tìm hiểu về Gỗ công nghiệp – Ứng dụng gỗ công nghiệp trong đời sống