Gỗ ghép thanh là gì? Có nên sử dụng gỗ ghép thanh làm nội thất
Sau thập niên 70 của thế kỉ trước đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của gỗ ghép thanh. Mặc dù loại gỗ này ra đời khá sớm trên thị trường. Châu Âu được coi là thánh địa của gỗ ghép thanh. Đây là nơi có sản lượng gỗ ghép thanh lớn nhất. Với lợi thế là những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Tiếp sau đó chính là mảnh đất màu mỡ ở châu Á và châu Mỹ. Đặc biệt tại châu Á có Nhật Bản rất nổi tiếng với trình độ ghép gỗ đẳng cấp. Thậm chí chỉ tạo mộng chứ không cần dùng tới keo để kết dính.
Gỗ ghép thanh là gì?
Gỗ tự nhiên ghép thanh là loại gỗ sản xuất từ phương pháp ghép các thanh gỗ tự nhiên lại với nhau. Bằng việc sử dụng công nghệ hiện đại nhất. Từ đó tạo nên một tấm gỗ có kích thước lớn. Sử dụng công nghệ hiện đại, các đường mối nối này sẽ được ghép khít lại mà khi nhìn vào tấm gỗ chỉ thấy các mối ghép đó tựa như những đường chỉ. Chính điều này sẽ giúp bạn có thể trông thấy phần cốt gỗ bên trong. Xác định được vật liệu đã làm nên sản phẩm.
Thành phần cấu tạo
Gỗ ghép thanh lấy thành phần từ nguồn nguyên liệu là những thanh gỗ tự nhiên. Được xẻ cắt với kích thước nhỏ thường ở dạng thanh miếng sau đó được ghép nối với nhau theo các kỹ thuật khác nhau. Tạo nên sản phẩm với kích thước và định dạng như mong muốn. Người ta thường tận dụng các loại gỗ phi tiêu chuẩn lấy từ phần bìa bắp từ các xưởng gỗ hoặc các loại gỗ có kích thước thanh nhỏ không thể dùng đóng các đồ nội thất nguyên thanh đơn lẻ.
Bên cạnh đó để tăng thêm tính liên kết đảm bảo chất lượng gỗ ghép người ta thường sử dụng thêm keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hoặc Polyvinyl Acetate (PVAC).
Trong 3 loại keo trên thì UF thường được sử dụng phổ biến nhất gia công nội thất. Còn với PE hàm lượng Formaldehyde cao hơn nên dùng để gia công phần vật liệu ngoại thất.
Các kiểu ghép gỗ
Hiện nay, có 4 kiểu ghép gỗ chính bao gồm:
+ Ghép canh: Tấm ván gồm nhiều các thanh gỗ ngắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lượt ở bên cạnh sau đó ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Xét về cách thức kiểu ghép này khá giống với kiểu ghép mặt.
+ Ghép giác: Các tấm ván gỗ gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau sau đó ghép nối các thanh này với nhau.
+ Ghép song song: Bao gồm các thanh gỗ có cùng kích thước về chiều rộng và chiều dài ghép lại song song với nhau:
+ Ghép mặt: Gồm các thanh gỗ có kích thước có chiều dài ngắn hơn. Ở phần 2 đầu của thanh gỗ sẽ được xẻ theo hình răng cưa và tiến hành ghép lại thành những thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Sau đó, các thanh gỗ ấy sẽ được ghép song song song với nhau.
Gỗ ghép thanh có tốt không?
Ưu điểm
Bởi ghép gỗ thanh có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên. Nên nó cũng có những ưu điểm nổi trội tương đồng với gỗ tự nhiên như:
- Gỗ có khả năng chống mối mọt tấn công, cong vênh
- Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, bề mặt gỗ được xử lí tốt. Vì vậy có độ bền màu cao đồng thời khả năng chịu xước và va đập tốt.
- Thậm chí nguồn nguyên liệu chủ yếu khai thác từ rừng trồng nên có thể giải quyết về việc khan hiếm của gỗ tự nhiên
- Độ bền gỗ tương đối tốt không thua kém gỗ nguyên khối bởi trình độ gia công ngày càng tiên tiến.
- Giá cả cạnh tranh rẻ hơn từ 20-30{13fe3b1417334148fea533128ac1d24a1e2711f1c65b8489e0b71901512f4f82} so với gỗ tự nhiên nguyên khối
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đã nêu trên, gỗ ghép thanh vẫn tồn những nhược điểm cố hữu là khó đồng đều về màu sắc và hệ vân không cao do được ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau.
Mặc dù vậy, với công nghệ phun sơn hiện đại đây vẫn là loại gỗ đáng cân nhắc với những gia đình có kinh tế vừa phải. Đồ nội thất có mức giá trung bình cùng đa dạng về kiểu dáng chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng.
So sánh gỗ ghép thanh & MDF
Gỗ ghép thanh và gỗ MDF đều là những dòng gỗ phổ biến hiện nay và nhiều nét tương đồng. Hai loại gỗ này được sử dụng nhiều trong thiết kế thi công đồ nội thất cho các căn hộ chung cư tại Hà Nội.
Các tiêu chí | Gỗ ghép thanh | Gỗ MDF (chống ẩm) |
Thành phần | Gỗ tự nhiên + keo chuyên dụng | sợi gỗ + keo hoặc hóa chất tổng hơp |
Chống co ngót, cong vênh | Tốt | Tốt |
Chống mối mọt, ẩm mốc | Tốt | Tốt |
Khả năng chịu nước | Tốt | Kém hơn |
Giá thành | Đắt hơn | Rẻ hơn |
Thời gian gia công | Lâu hơn | Nhanh hơn |
Tính đa dạng | Có thể dán veneer, laminate hoặc phủ sơn trên bề mặt | Có thể dán veneer, laminate hoặc phủ sơn trên bề mặt |
Như trên có thể thấy rằng đặc điểm cả hai gỗ ghép và gỗ MDF đều sử dụng nguồn gỗ từ rừng trồng nên không làm ảnh hưởng đến nguồn gỗ tự nhiên. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Đây là gỗ công nghiệp nên có giá thành khá tốt thích hợp sử dụng nhiều để chế tạo các loại bàn ghế văn phòng.
Có nên sử dụng gỗ ghép thanh làm đồ nội thất
Hiện nay, nội thất làm từ gỗ ghép thanh đã trở nên khá phổ biến ở hầu hết các đô thị lớn và các tỉnh công nghiệp phát triển. Một số ứng dụng của gỗ ghép thanh trong các lĩnh vực của đời sống như:
- Sản xuất đồ nội thất gia đình, văn phòng, cửa hàng, showroom nội thất
- Thiết kế nội thất shop bán hàng, showroom trưng bày
- Sản xuất đồ nội thất ngoài trời có khả năng chống mốc, chống nước, chống mối mọt cao
- Thi công sàn gỗ gia đình, văn phòng
- Lót sàn trang trí
- Làm kệ để đồ, kệ sách
- Các sản phẩm mỹ nghệ tự chế
- Sản xuất ghế hội trường, ghế rạp chiếu phim
- Làm khung tranh, chạm khắc 3D hoặc in hình trên gỗ
Hiện nay, trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất nhà ở, gỗ tự nhiên ghép thanh ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ ở các đô thị mà còn lan rộng ở các tỉnh thành trên toàn quốc.
Nhờ những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại, các xưởng sản xuất đồ gỗ đã ứng dụng vào nhiều hạng mục nội thất gia đình. Như làm: tủ quần áo gỗ ghép, bàn làm việc gỗ ghép, tủ gỗ ghép thanh… Cửa gỗ ghép thanh, giường ngủ, tủ commost, bàn ghế ăn,…
Gỗ ghép thanh có đắt không
Mời quý khách hàng tham khảo bảng báo giá gỗ ghép thanh với ba dòng chất liệu phổ biến nhất hiện nay. Là gỗ tràm, gỗ thông và gỗ cao su. Lưu ý, giá cả các loại gỗ có thể thay đổi tùy vào các thời điểm khác nhau. Giá bán của gỗ phụ thuộc vào chất lượng nguồn nguyên liệu gỗ, và công nghiệp xử lý gỗ của mỗi xưởng gỗ khác nhau: