Gỗ samu là gì? Đặc điểm của gỗ và ứng dụng trong đời sống
Gỗ samu bên cạnh công dụng làm tinh dầu dùng để chữa trị các vết thương va đập, sây sát, thâm tím, đau thấp khớp, thì còn được sử dụng rất phổ biến trong gia công nội thất. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng những đặc điểm của gỗ và ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống.
Thông tin về cây gỗ samu
Cây gỗ samu có tên khoa học đặt theo một bác sỹ người Anh Dr. James Cunningham là Cunningham. Ở Việt Nam, loại cây này còn có một loạt những tên gọi khác như: cây sa mộc, sa mu, sa múc, xa mu, sa mộc,… Họ thực vật bụt mọc. Đây là cây thuộc họ bách có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Việt Nam. Sau đó được nhân rộng ở nhiều nước khác trên thế giới.
Thân cây samu có khá tròn và thẳng đứng. Chiều cao của một cây trưởng thành dao động từ 20 đến 30m. Đường kính của cây thường dựa vào độ tuổi của cây có thể lớn hơn 2m. Vỏ cây màu nâu hoặc nâu xám, vỏ nứt dọc thân theo mùa.
Một kinh nghiệm luôn được những người trong giới chú ý khi sử dụng giống trồng loại cây này đó là lõi cây thường bị rỗng do di truyền từ giống vì vậy cần cẩn thận lựa chọn cây cha.
Lá samu
Cây thuộc họ thông thuộc lá kim. Thậm chí lá cây sắp xếp tương tự như lá thông. Với ngạch mềm và khá cứng có màu xanh lục. Lá samu có độ dài từ 2 đến 7cm, rộng khoảng 3mm đến 5mm. Loại cây thích hợp sinh sống phát triển ở những vùng khí hậu lạnh. Song ở những vùng cận xích đạo cây vẫn có thể sinh sống được. Trong thời kỳ lạnh giá có tuyết rơi ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt lá cây có thể chuyển qua màu nâu đồng.
Hoa – Quả của cây samu
Cây samu là loại cây có hoa khá muộn. Mất 10 năm sinh trưởng cây mới bắt đầu ra hoa. Do màu nón (cụm hoa) dễ lẫn với lá vì vậy chúng ta thường khó phân biệt 2 bộ phận này của cây. Hoa thường ra vào cuối mùa xuân. Hoa đực mọc thành cụm từ 10 – 30 hoa mọc tại đầu cành. cCác nón cái thì mọc đơn lẻ với 2 – 3 hoa lại với nhau ở gốc lá. Vào đầu mùa đông chồi sẽ chín dài khoảng 3 – 4cm hình trứng. Vỏ có các vẩy nhìn gần giống vỏ quả dứa. Hạt chứa trong các vẩy từ 3 – 5 hạt. Mùa thu hoạch quả rơi vào giữa tháng 10 – cuối tháng 12 dương lịch.
Rễ cây samu
Cây samu có rễ cọc thường không ăn sâu vào lòng đất. Mà chúng phát triển theo chiều ngang ăn khá nông lớp đất trên mặt và tận dụng dưỡng chất từ đây để phát triển.
Đặc điểm sinh thái
Cây samu thường sinh trưởng và phát triển mạnh ở những vùng có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình dao động từ 15 – 20, lượng mưa 1500 – 2000mm/năm và độ ẩm khoảng 75{13fe3b1417334148fea533128ac1d24a1e2711f1c65b8489e0b71901512f4f82}. Đặc biệt là vùng núi cao nhiều xương mù và ánh sáng tán xạ.
Cây samu thích hợp sinh sống trên những đất ẩm, đá vôi, đá phiến thạch sét hoặc đá phiến mica, đá macma, đất thoát nước tốt và nhiều mùn, có độ PH > 5. Đây là cây ưa sáng và trên đất có nồng độ kiềm cao hoặc đất nhiễm mặn không thuận lợi để phát triển.
Cây samu phát triển rất nhanh và sẽ vươn lên tầng trên nếu mọc cùng các loại cây rừng khác.
Đặc điểm gỗ samu
Đây là một loại gỗ quý thuộc nhóm I (nhóm 1) trong bảng phân loại gỗ Việt Nam. Có mặt tại rừng tự nhiên và rừng trồng tại Việt Nam.
Gỗ của cây samu có mùi thơm tự nhiên rất dễ chịu, mùi hương bền lâu. Lõi gỗ có màu vàng đậm hoặc có cây có màu đỏ nhạt. Thớ gỗ tương đối thẳng rất đẹp mặt. Bên cạnh đó gỗ còn có khả năng chống sâu mọt xâm lấn phá hoại tương đối tốt. Bởi vậy mà quá trình xử lý gỗ, cưa xẻ trở nên dễ dàng. Gỗ samu có những nét tương tự như Hồng Sam và cây Bách (Nhật Bản) vân gỗ rõ nét độc đáo.
Gỗ samu đẹp và bền chắc nên được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Như đóng thuyền, nội thất ô tô, đóng đồ nội thất trong nhà, thậm chí xử lý gỗ tốt có thể sử dụng cả ngoại thất.
Ứng dụng cảu gỗ samu trong đời sống
Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường rất ưu chuộng sử dụng gỗ sumu làm gỗ nguyên liệu thi công gia công nội thất nhà ở như: cầu tháng, bàn ghế, tủ kệ, sàn, cửa chính, cửa sổ. Hay trong xây dựng như dựng đình chùa, miếu, quan tài, đóng thuyền hay làm đồ gia dụng trong gia đình,….Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống
Phản gỗ samu
Hiện nay, gỗ samu được dùng nhiều nhất trong đồ nội thất như bàn ghế, tủ, đóng giường,…. Đặc biệt là sập. Có chiếc sập gần 3 tỷ gây bao tranh cãi với nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng phản gỗ (sập) đó được làm từ 99{13fe3b1417334148fea533128ac1d24a1e2711f1c65b8489e0b71901512f4f82} gỗ sumu.
Tượng gỗ samu
Ở Trung Quốc hay một số tỉnh miền núi thì loại gỗ này lại đặc biệt được yêu thích sử dụng khắc tượng. Qua bàn tay khéo léo đục, đẽo tỉ mẩn của các nghệ nhân những khúc gỗ samu biến hóa tạo hình thành tượng phật rất đẹp mắt. Những tượng phật này được dùng để thờ cùng ở các chùa chiền, miếu.
Đũa gỗ samu
Ưu điểm gỗ có mùi hương dịu nhẹ, thân gỗ khá thẳng, ít công vênh và dễ gia công. Gỗ samu được làm các loại đũa gỗ dùng trong nhà hàng, quán ăn, gia đình rất nhiều.
Tinh dầu samu
Không chỉ những sản phẩm được làm từ gỗ nguyên liệu. Trong y học tinh dầu gỗ samu cũng được đánh giá cao. Tiềm năng khai thác lấy tinh dầu từ loại cây này không hề nhỏ. Cụ thể, tinh dầu samu có tác dụng hỗ trợ điều trị các vết bỏng, thâm tím, bầm dập, bênh xương khớp, các loại trĩ nội, trĩ ngoại, các loại mụn, các bệnh ngứa ngáy lở loét khác.
Trồng làm phong cảnh
Ở những nơi công cộng như dọc các con phố, trường học, bệnh viện, công viên,…. Đều có thể dễ dàng bắt gặp loại câu này bởi dáng cây thẳng, khá cao và dáng cây đẹp mắt.
Hiện nay, cây samu già trong tự nhiên thường có dấu hiệu tái sinh kém bằng trồi. Chính bởi vậy tại Việt Nam, các biện pháp nhân giống đã không ngừng được phát triển từ nhiều năm. Nhằm mang lại hiệu quả cao tại các trang trại, viện nghiên cứ hoặc thậm trí từ cả những người nông dân.
Đáng chú ý nông dân ở Vừng Chả Chống dân tộc người Mông tại Kỳ Sơn Nghệ An sở hữu khoảng 1500 cây Samu. Ngoài ra còn nhiều rừng trồng gỗ thay thế việc khai thác trong tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế cao với trữ lượng 300 – 400m3/1ha, tăng trưởng 10 – 15m3/1ha/1 năm.
Hy vọng những kiến thức mà thogo.vn cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ về loài cây này!