Gỗ HDF là gì? Quy trình sản xuất gỗ HDF hiện nay
Gỗ HDF cùng với hai loại gỗ công nghiệp là MFC và MDF ngày càng được ưu chuộng sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Đặc biệt là khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt như hiện nay. Trong bài viết này hãy cùng thợ gỗ tìm hiểu về loại gỗ HDF này nhé!
Gỗ HDF là gì?
HDF là chữ từ viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard (tấm gỗ HDF hay còn gọi với tên khác là tấm ván ép HDF)
Gỗ công nghiệp HDF được tạo nên bởi 80-85{13fe3b1417334148fea533128ac1d24a1e2711f1c65b8489e0b71901512f4f82} chất liệu là từ gỗ tự nhiên. Phần còn lại là các phụ gia giúp làm tăng độ cứng và tính kết dính với gỗ. Hiện nay, hầu hết đều sử dụng lại lõi HDF đạt tiêu chuẩn E1. Đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ đủ độ cứng, bền, có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khỏe. Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào mà lõi gỗ có thể có màu xanh lục hay mà trắng. Tuy nhiên màu của lõi gỗ không có ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng của lõi gỗ.
Đặc điểm của gỗ HDF
Gỗ HDF có tốt không?
Ưu điểm của gỗ
– Gỗ HDF có tác dụng cách âm rất tốt và khả năng cách nhiệt cao. Chúng thường được sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, tủ bếp…
– Bên trong ván HDF là phần khung gỗ xương ghép công nghiệp được tẩm sấy khô và hóa chất chống mọt, mối mọt. Khắc phục được các hầu hết các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
– HDF là loại gỗ rất đa dạng về màu sắc có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn. Đồng thời có thể dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
– Đặc biệt, trên bề mặt ván HDF được hình thớ và vân gần như gỗ thật. Ván nguyên thủy có màu vàng như giấy carton.
– Bề mặt gỗ nhẵn bóng và thống nhất
– Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường khác nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
– Độ cứng cao
So sánh gỗ HDF với gỗ MDF
Như đã nói ở trên, với mật độ sợi gỗ cao hơn nên HDF khá chắc chắn, chống thấm nước, chịu nhiệt và chịu va đập tốt hơn và về độ cứng cao hơn so với gỗ MDF. Đặc biệt, gỗ HDF còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt đây cũng chính là đặc điểm được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm.
So về độ bền HDF vượt trội hơn hẳn, ván gỗ công nghiệp HDF được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực xây dựng, nội thất công trình, trang trí nội – ngoại thất… Đặc biệt là trong những môi trường cần tiêu âm, cách nhiệt như văn phòng làm việc, hội trường hay nhà hát…Còn gỗ MDF thì được sử dụng cho các sản phẩm nội thất nhà ở, nội thất công trình, trang trí nội thất…
Quy trình sản xuất gỗ HDF
Nguồn nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất chủ yếu từ gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối. Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000C đến 2000C. Gỗ sẽ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước cùng với dây chuyền xử lý hiện đại công nghiệp hoá hoàn toàn. Vì vậy gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh.
Bột gỗ được xử lý pha trộn cùng với các chất phụ gia sẽ làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt tốt hơn. Sau đó được ép dưới áp suất cao (khoảng 850-870 kg/cm2) để được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm. Bên cạnh đó, tùy theo yêu cầu cụ thể có thể thay đổi kích thước khác nhau.
Các tấm ván gỗ HDF sau khi được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền và cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình. Tiếp đó cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt. Giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Ứng dụng của gỗ HDF trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất
– Gỗ HDF được cho là giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoại thất ngoài trời, tấm ngăn tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, và cửa ra vào.
– Do tính ổn định của gỗ và bề mặt gỗ mịn nên làm sàn gỗ cũng rất tốt
– Sản phẩm gỗ HDF được cho là bước đột phá mang tính cách mạng trong ngành công nghiệp sản xuất và xử lý gỗ. Gỗ HDF được sử dụng rộng rãi làm gỗ lát sàn nhà (ván lát sàn gỗ công nghiệp) và cửa ra vào. Cửa được làm bằng chất liệu HDF đã thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp và dân dụng ở hầu hết các nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Và đặc biệt đã đang dần phát triển mạnh ở Việt Nam.