Gỗ tràm là gì, thuộc nhóm mấy, gỗ tràm có tốt không?
Gỗ tràm là loại gỗ nguyên liệu tự nhiên được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống đặc biệt là ngành gỗ nội thất như: bàn ghế, giường tủ, sập, lục bình,….mang đến không gian rộng rãi, đẹp mắt cho mọi ngôi nhà. Trong bài viết này hãy cùng thợ gỗ tìm hiểu về loại gỗ này nhé!
Gỗ tràm là gì?
Cây tràm có tên khoa học là Melaleuca leucdendron L, thuộc họ Sim Myrtaceae. Loại gỗ này còn được gọi là chè cay, chè đồng, khuynh diệp, bạch thiên tầng.
Đặc điểm sinh thái
Tràm là cây gỗ nhỏ trung bình, cây thường xanh, cao từ khoảng 10 – 15m (đôi khi tới 20 – 25m) và đường kính thân cây có thể đạt 50 – 60m. Cây tràm có hai loại là cây bụi và cây thân gỗ.
Loại cây bụi thường cao từ 0,5 – 2m. Nếu cây mọc ở nơi đất cằn cỗi thân cây thường không thẳng, có vỏ ngoài mỏng xốp, màu trắng xám và bong thành nhiều lớp, hệ thống dễ phát triển mạnh.
Lá tràm
Lá cây tràm đơn, mọc so le với nhau, phiến lá hình mác hay hình trái xoan hẹp thường không cân đối. Khi lá non có lông mềm màu trắc bạc về sau nhẵn dần và chuyển sang màu xanh lục, lá có từ 5 – 6 đôi hình cung cuống lá ngắn và có lông.
Hoa tràm
Hoa tràm nhỏ màu trắng, trắng xanh nhạt, trắng vàng nhạt hoặc trắng kem, đài hợp ở gốc thành ống hình trụ hay hình trứng. Hoa thường mọc ở đầu cành hay lách lá, hoa có nhiều nhị, hợp thành 5 bó, xếp đối diện với thùy đài, đĩa mât chia thùy, lông mềm, bàu ẩn trong ống đài.
Quả tràm
Quả tràm dạng quả nang nhiều hạt, có hình bán cầu hoặc hình cầu, khi quả chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình nêm tựa hình trứng sau khi nở hoa và có quả, trục cụm hoa lại tiếp tục sinh trưởng phát triển thành từng đợt mang hoa quả xen kẽ nhau.
Gỗ tràm có mấy loại?
Có hơn 200 loại tràm được công nhận, trong đó phần lớn chúng là loài đặc hữu của Úc. Một số loài có mặt ở Malesia và 7 loài đặc hữu ở New Caledonia. Tại Việt Nam người ta thường biết đến cây tràm với hai loại là: tràm gió và tràm trà.
Tràm gió và tràm trà đều có thành phần cấu tạo tương tự gần giống nhau. Mặc dù vậy, tràm gió thường chỉ được dùng trong cách liệu pháp trị bệnh, còn đối với tràm trà được dùng phổi biến để làm đẹp.
Tràm trà
Tràm trà sinh sống phổ biến ở Úc, Đông Nam Queensland, bờ biển phía Bắc và dãy liền kể của New South Wales. Cây tràm trà cũng có hoa trắng tuy nhiên lá nhỏ và mọng nước hơn, tràm trà được thường sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm, kem đánh rang, sữa tắm, dầu gội đầu…
Tràm gió
Cây tràm gió thường mọc thành rừng tự nhiên ở Việt Nam. Loại cây này tràm phân bố nhiều ở Thừa Thiên – Huế và rải rác ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Lá tràm gió thường to hơn thân bụi cỏ, là cây gỗ nhỏ cao đến 7m. Vỏ cây có nhiều mảng mỏng trắng xốp, lá có phiến thon dạng tre hay lá rộng, dài từ 7 – 8cm, rộng khoảng 2cm. Tinh dầu tràm gió được dùng làm thuốc trừ thấp và giảm đau, có tính sát trùng mạnh đối với nhiều vi khuẩn gây bệnh. Lá tràm gió trị cảm cúm, lấy nước rủa mụn nhọt, vết thương, là thuốc trị phong thấp, cảm cúm, trữa ho, long đờm…
Bên cạnh đó, gỗ tràm cũng là loại gỗ có giá trị kinh tế rất cao.
Gỗ tràm có tốt không
Gỗ tràm là loại gỗ thuộc nhóm IV trong bảng phân loại các nhóm gỗ của Việt Nam.
Gỗ tràm được trồng và khai thác sớm từ 13 năm tuổi trở lên khi đó gỗ phải có đường kính trên 18cm, có màu sắc vàng sáng, ít khuyết tật, có độ cứng chắc, tỷ trong lớn hơn 650kg/m3. Gỗ tràm khả năng chống mối mọt, sâu bệnh và côn trùng rất tốt. Đồng thời, có thể làm chậm sự lão hóa gỗ trong điều kiện tự nhiên thay đổi như: mưa nắng…Vì vậy, gỗ tràm rất thích hợp để sản xuất những ván sàn có chất lượng tốt mà giá cả lại thấp hơn nhiều so với những loại gỗ khác.
Gỗ tràm sinh trưởng khá nhanh và khả năng thích nghi tốt, có giá trị kinh tế cao. Bởi vì vậy, chính phủ rất chú trọng trong phát triển trồng rừng gỗ tràm để phủ xanh đát trống đồi núi trọc. Bên cạnh đó là sản xuất lâm nghiệp và dùng gỗ tràm cho ngành chế biến gỗ và nguyên liệu làm giấy.
Ứng dụng của cây gỗ tràm
Cây gỗ tràm dùng chữa bệnh
Lá cây tràm có tác dụng kháng khuẩn, giảm cảm và giảm đau rất tốt vì vậy được dùng để điều trị các vết thương, vết bỏng, cảm lạnh, cúm và kích thích tiêu hóa trong y học. Lá tràm sau khi phơi khô có thể dùng nấu nước uống thay chè.
Tinh dầu tràm còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các loại cao xoa “thiên hương”…dầu tràm dùng xoa bóp ngoài chữa đau khớp, nhức mỏi, giảm đau hiệu quả.
Bàn ghế gỗ tràm
Không chỉ được dùng trong y học và sản xuất mỹ phẩm, gỗ tràm còn được để thiết kế những bộ bàn ghế gỗ tinh xảo, với nhiều hoa văn trang trí đẹp mắt cần kỹ thuật điêu luyện để chế tác gia công.
Hiện nay, có rất nhiều loại bàn ghế gỗ phòng khách làm bằng gỗ tràm với đa dạng kiểu dáng để giúp bạn có thể lựa chọn tùy theo lối kiến trúc của không gian sống của mình.
Một số ứng dụng khác
Bên cạnh đó, gỗ tràm được dùng trong xây dựng, trụ mỏ và làm nguyên liệu giấy sợi và đống đồ gia dụng.