Loại gỗ

Tổng quan về gỗ phi lao – Ứng dụng của gỗ phi lao trong đời sống

Hình ảnh rừng phi lao ven biển đã đi vào biết bao câu chuyện, những bộ phim, hay bài thơ thể hiện tình yêu, lòng biết ơn của con người với loại cây hữu ích chắc gió, chắn cát ở các vùng ven biển. Vậy bên cạnh việc chắn cát, tránh gió gỗ cây phi lao còn có những công dụng gì khác, những dấu hiệu nhận biết gỗ phi lao sẽ được tìm hiểu trong bài viết này !

Hình ảnh bãi khai thác gỗ
Hình ảnh bãi khai thác gỗ

Gỗ phi lao là gì?

Phi lao còn có tên gọi khác là cây dương. Có nguồn gốc từ Australia và các quần đảo thuộc phía tây của Thái Bình Dương. Từ năm 1896, cây phi lao được người Pháp mang về trồng ở các vùng ven biển Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây phi lao thường sinh sống cả hầu hết các vùng ven biển trải dài từ tỉnh Quảng Ninh đến vùng ven biển tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh công dụng trồng để chắn gió, chắn cát tránh bão phi lao cũng rất được ưu chuộng trồng trong công viên, cây cảnh quan làm bóng mát. Đặc biệt thời gian gần đây phi lao rất được ưu chuộng trồng làm cây cảnh (Bonsai) bởi vẻ đẹp không hề thua kém các loại cây khác mà cây còn sống rất lâu.

Bình thường, lá phi lao màu xanh đậm nhưng khi mùa thu đến lá có thể chuyển màu đỏ. Tạo điểm đặc biệt cho loại cây này. Mùa xuân từ ngọn phi lao hoa nổ rộ rực cả một góc trời. Nếu nhìn từ đằng xa chẳng khác nào đang thay lá sang màu vàng. Những chiếc lá mỏng nhẹ thướt tha trong gió mang nét đẹp riêng.

Gỗ phi lao có tốc độ sinh trưởng khá nhanh
Gỗ phi lao có tốc độ sinh trưởng khá nhanh

Cây phi lao có tốc độ sinh trưởng nhanh. Hệ rễ phát triển mạnh đặc biệt là rễ cọc ăn sâu lên đến 2m, cành lá sum suê. Sở dĩ được trồng ở các vùng ven biển bởi phi lao có thể chịu được gió bão lên đến cấp 10. Thậm chí bị cát vùi dập hay bật rễ cây vẫn có thể tái sinh bằng cách ra một lớp rễ phụ mới cho cây ngang với mặt đất.

Đặc điểm nhận diện gỗ phi lao

Ngày nay, loại cây gỗ phi lao được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Dưới đây là những đặc điểm nhận diện gỗ phi lao và những ưu điểm của phi lao.

  • Màu của gỗ dát: có 2 màu cơ bản là màu nâu hay màu be kem, đặc biệt dễ nhận diện từ màu gỗ lõi.
  • Màu gỗ cứng: vỏ cây gỗ có màu sô cô la thường và màu nâu nhạt. Đồng thời còn xuất hiện những vết tím hoặc vết nâu. Cây càng có tuổi thọ cao màu gỗ càng đậm hơn.
  • Thớ gỗ, vân gỗ: thớ gỗ rất thẳng, đan xen với nhau trực tiếp tương tự gỗ sồi.
  • Cấu trúc thanh gỗ có kết cấu trung bình vừa phải.
  • Gỗ phi lao tươi có mùi rất mạnh tương tự như mùi nhựa thông.
  • Độ bền của gỗ: gỗ phi lao có khả năng chống mối mọt tương đối
  • Sức bền gỗ phi lao được đánh giá cao, cường độ uốn cong và độ cứng của gỗ cao hơn rất nhiều so với gỗ Teak hoặc gỗ phong cứng.
  • Khai thác gỗ phi lao ở ồ ạt
    Khai thác gỗ phi lao ở ồ ạt

Cây phi lao có mấy loại?

Hiện nay, tại Việt Nam có 4 loài thuộc chi Phi lao sinh sống và đều được nhập nội từ châu Úc, đó là:

– Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst): Cây gỗ có đường kính lớn, loại cây này được dùng  làm cây rừng và trồng làm cây bóng mát được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Gỗ phi lao có rất nhiều loại khác nhau
Gỗ phi lao có rất nhiều loại khác nhau

– Phi lao cunningham (C. cunninghamiana Miq.): Loại cây này chủ yếu dùng làm cây cảnh bởi kích thước rất nhỏ.

– Phi lao junghun (C. junghunian Miq.): Tương tự phi lao Cunningham loại này cũng chỉ được dùng làm cảnh Cây gỗ nhỏ, trồng làm cảnh

– Phi lao hoa trần (C. nudiflora Forst.): trồng làm cảnh.

Mặc dù, có đến 4 loại phi lao khác nhau sinh sống tại Việt Nam những chỉ có phi lao gỗ lớn được trồng ở các vùng ven biển làm lớp bảo vệ cho con người sinh sống ven biển. Còn 3 loại phi lao khác chủ yếu được trồng để làm cảnh.

Gỗ phi lao có tốt không?

Ưu điểm gỗ phi lao

Gỗ của cây Phi Lao thường cho nhiệt lượng khá lớn. Sau khi cháy xong cho than đạt chất lượng cao nên gỗ cây Phi Lao thường được sử dụng làm chất đốt. Chính vì lý do này mà trong nhiều năm trở lại cây Phi Lao đang ngày càng có xu hướng bị chặt phá nghiêm trọng.

Phi Lao là loại củi được cho là tốt nhất trong các loài cây. Ngay cả khi tươi củi cũng có thể cháy tốt. Gỗ Phi Lao khi cháy đạt nhiệt lượng cao khoảng 24.000kJ/kg. Nhiệt lượng của than từ gỗ phi lao là trên 33.500kJ/kg. Những bộ phận khác như: cành, lá phi lao rụng dưới rừng chính là nguồn củi đun chủ yếu cho nhân dân tại nhiều vùng ven biển. Lá cây chứa nhiều cellulose nên được dùng làm bột giấy thô và là nguồn thức ăn tốt cho trâu bò.

Nhược điểm

Mặc dù vậy nhưng gỗ phi lao cũng có nhược điểm là gỗ khá nhiều mắt nên gia công khó. Không thể sử dụng tiết diện lớn để gia công nội thất. Đồng thời sức chịu uốn của gỗ kém, rất dòn. Khó tạo hình gia công phức tạp. Gỗ không có khả năng chống mối mọt và dễ bị mục nát nhất là điều kiện nóng ẩm.

Ứng dụng của gỗ phi lao trong đời sống

Tránh cát lấn và chắn bão ven biển

Rừng gỗ phi lao không thể thiếu của vùng ven biển
Rừng gỗ phi lao không thể thiếu của vùng ven biển

Cho đến ngày nay, phi lao vẫn là loại cây không thể thiếu ở những vùng ven biển, bìa rừng. Nó giống như những chiến sĩ hiên ngang trước gió bão bảo vệ người dân. Đồng thời là một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ tránh tình trạng sa mạc hóa, cát lấn có những diễn biến phức tạp như hiện nay.

Hiện nay, để tận dụng nguồn tài nguyên này người dân thường tham gia vào các dự án trồng rừng phòng hộ chắn gió bão và cát. Kết hợp sử dụng làm nguyên liệu giấy, ván dăm đã được tiến hành thử nghiệm ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

Cây phi lao vẫn hiên ngang đứng trên các đồi cát và như một chú lính bảo vệ những cây trồng khác. Bảo vệ nhà cửa, làng mạc của người dân trước những trận bão cát, bão biển ập đến.

Cây phi lao điều chế làm thuốc chữa bệnh

Qua tài liệu và trên thực tế người dân thường sử dụng rễ cây phi lao làm thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp như tiêu chảy và kiết lị. Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm toát mồ hôi thải chất độc hại. Một số thầy lang sử dụng cành non của công để bình suyễn. Lá phi lao có tác dụng tương tự như thuốc kháng sinh. Hay lá phi lao khi xông có thể hỗ trợ bệnh tổ đỉa và các cạnh ngoài da.

Không chỉ tại Việt Nam, ở một số nước khác trên thế giới phi lao được coi như một loại thuốc chữa bách bệnh. Như ở Trung Quốc người dân thường xuyên sử dụng lá phi lao để chữa bệnh. Còn ở Ấn Độ người dân sử dụng vỏ cây sắc nước trị đau bụng,…

Gỗ phi lao đươc dùng nhiều làm thuốc chữa bệnh
Gỗ phi lao được dùng nhiều làm thuốc chữa bệnh

Cây phi lao làm cây cảnh

Hiện nay, ngoài các công dụng làm cây bóng mát, trồng thành rừng phòng hộ, cây phi lao còn rất được ưu chuộng trồng làm các loại cây cảnh bonsai. Với nhiều thế cây đặc sắc và đẹp mắt. Giá trị của những cây bonsai phi lao cũng không hề rẻ.

Các lợi ích khác của phi lao

Vỏ phi lao bên cạnh việc dùng làm thuốc nó còn được dùng nhiều để nhuộm da và lưới đánh cá. Bởi vỏ cây có chứa tannin đạt khoảng 11 – 18{13fe3b1417334148fea533128ac1d24a1e2711f1c65b8489e0b71901512f4f82}. Với đặc tính gỗ bền chắc gỗ phi lao rất được ưa chuộng làm trụ mỏ, xây dựng nhà cửa, làm cột điện,..

Gỗ phi lao làm củi rất tốt ngay cả khi còn tươi. Những cành lá phi lao rụng dưới những tán rừng ven biển. Làm nguồn nguyên liệu đốt chính dùng trong sinh hoạt của người dân. Đồng thời, lá cây phi loa có thể làm nguồn thức ăn cho gia súc hoặc làm bột giấy thô.

Gỗ phi lao có đắt không?

Gỗ phi lao được đánh giá cao. Chủ yếu dùng trong xây dựng, làm nguyên liệu làm giấy và một số sản phẩm gỗ. Tùy thuộc vào nhà cung cấp và thời điểm mà giá gỗ phi lao có những biến động. Tuy nhiên, giá trị của cây phi lao thực sự được nhắc tới nhiều nhất phải kể đến những cây bonsai phi lao có giá lên đến hàng trăm triệu.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button